Sự hài hước của vịt Vịt

Vào năm 2002, nhà tâm lý học Richard Wiseman và đồng nghiệp tại Trường Đại học Hertfordshire (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) đã hoàn thành một nghiên cứu dài hạn LaughLab và kết luận rằng, trong thế giới động vật, vịt là biểu tượng của sự hài hước và ngớ ngẩn; ông nói: "Khi bạn muốn kể các câu chuyện cười về các loài vật, tốt nhất bạn hãy chọn hình ảnh con vịt làm đề tài". Trong thế giới giải trí, có rất nhiều nhân vật hoạt hình là một con vui tươi, ngốc nghếch như Vịt Daffy, Vịt Daisy, Vịt Donald, Vịt Ludwig Von Drake. Vịt Quacker,.... Ngoài ra, người ta còn gọi vịt là "kẻ nói nhiều" bởi vịt vốn kêu rất to và tiếng kêu cứ như đang lảm nhảm.

Vịt cũng được dùng trong thuật ngữ tin vịt để chỉ những "tin không đúng sự thật" mà báo chí truyền thông đưa ra. Nó xuất xứ từ làng báo châu Âu hồi thế kỷ 17, đưa ra những tin có ghi chú ở cuối là "NT" (tiếng Latin: non testatum: không thẩm tra, hoặc not true: không thật) để giải trí. Sau đó người ta nhận ra phát âm của "NT" là "ente" và trong tiếng Đức có nghĩa là "vịt", từ đó ra đời thuật ngữ "tin vịt", dịch lại sang tiếng Pháp là "canard" [1][2].

Hình tượng vịt què (lame duck) [3] hiện được dùng để chỉ chính khách hết quyền lực, ví dụ tổng thống đương nhiệm trong thời kỳ chuẩn bị đến ngày chuyển giao quyền lực cho tổng thống mới đã bầu. Nghĩa đen của nó thì rõ rằng vịt què không có khả năng theo kịp đàn và sẽ bị thải loại [4].